Trong phòng thí nghiệm, bất kể người thực hiện có cẩn thận và tỉ mỉ đến đâu thì nguy cơ lây nhiễm trong khi nuôi cấy vi sinh vẫn rất cao. Việc thực hiện chưa đúng các thao tác thường dẫn đến việc lây nhiễm và mất đi vi sinh chuẩn. Vì vậy, làm sáng tỏ về các cách phát hiện lây nhiễm trong các dòng vi sinh để tránh việc sai số có hệ thống là điều cực kỳ quan trọng.

Việc lây nhiễm trong quá trình nuôi cấy vi sinh là một việc rất bình thường trong các phòng thí nghiệm y tế – bao gồm cả khi mua từ  bên thứ 3. Trên thực tế, nhiều dòng vi sinh được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm bị nhiễm. Các bào tử nấm có thể phân tán và lây lan trong không khí. Những sai lầm thường dễ xảy ra xuất phát từ thao tác của kỹ thuật viên trong phòng thí nghiệm

Các tình huống dễ xảy ra lây nhiễm trong phòng thí nghiệm

  • Nhiễm vi sinh (vi khuẩn, mycoplasma, nấm, nấm men, v.v.)
  • Nhiễm virus
  • Nhiễm protein (prions)
  • Lây nhiễm hóa chất (rò rỉ và chiết xuất từ nhựa, kim loại nặng, v.v.)
  • Lây nhiễm chéo với nuôi cấy vi sinh khác

Các nguồn lây nhiễm đến từ đâu và các nguồn nào cần “làm sạch”?

Các vấn đề thường bắt đầu với các nguyên vật liệu ban đầu. Ngay cả khi mọi cố gắng thực hiện chính xác trong quá trình làm việc , nhưng các dụng cụ và nguyên vật liệu sử dụng ban đầu không được vô trùng trước đó thì việc lây nhiễm sẽ xảy ra. Các mycoplasma có nguy cơ đi qua các bộ lọc. Và prion thậm chí có thể vẫn còn tồn tại sau khi đã được tiệt trùng ở 121°C.

Một trong những nguyên nhân chính gây ra lây nhiễm trong phòng thí nghiệm đó là cơ thể con người. Các kỹ thuật viên không nên làm việc cùng 1 lúc tại khu vực làm việc vô trùng, vì như thế rất dễ gây ra nhiễm chéo. Các chất lỏng trong khu vực này phải được xử lí để tránh việc lây nhiễm.

Bên cạnh đó, sự hấp tấp, vội vàng trong lúc làm việc trong phòng vô trùng là điều không nên. Cửa tủ ấm không được mở khi không có lí do chính đáng và chắc chắn là không được mở ra quá lâu. Các kỹ thuật viên không nên làm việc nhiều dòng vi sinh cùng một lúc.

Các thiết bị trong phòng lab đã được sử dụng đúng cách chưa?

Các thiết bị trong phòng thí nghiệm cũng có thể là nguồn lây nhiễm. Do đó, cần chú ý đến các điểm sau:

  • Sử dụng hộp đựng bằng nhựa, không chứa chất làm dẻo
  • Chọn vị trí thích hợp để đặt tủ ấm nuôi cấy ( tránh đặt gần các bồn rửa, có thể xảy ra lây nhiễm)
  • Khi làm việc với dòng không kháng sinh thì không nên đặt chung với dòng kháng sinh (do các dòng kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến không kháng sinh)

Những phương pháp điều tra nào có thể thực hiện khi xảy ra việc lây nhiễm?

Điều tồi tệ nhất về nhiễm trùng mycoplasma là chúng thường không bị phát hiện trong thời gian dài. Về nguyên tắc, các trường hợp lây nhiễm có thể được kiểm soát và theo dõi bằng nhiều phương pháp khác nhau, một số phương pháp rất phức tạp nhưng một số khác thì đơn giản hơn.

  • Một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm có kinh nghiệm có thể biết lây nhiễm chéo đã xảy ra bằng cách đơn giản là nhìn qua kính hiển vi.
  • Nếu trích xuất tất cả DNA từ nuôi cấy, thì phương pháp PCR có thể được sử dụng để phát hiện hàm lượng DNA mycoplasma.
  • Các phòng thí nghiệm sản xuất thuốc cho các loại điều trị mới nên kiểm tra vi khuẩn, bào tử, nấm, mycoplasma.

Làm thế nào để xử lý khi bị nhiễm?

Mỗi trường hợp lây nhiễm phải được ghi lại và thực hiện phân loại.

Phải thực hiện các biện pháp đặc biệt để làm sạch. Trong trường hợp nhiễm nấm, nên kiểm tra phòng thí nghiệm có thường xuyên được khử trùng bằng các chất chứa cồn không.

  • Một nguyên tắc cơ bản, phải thường xuyên lau khử trùng bên trong tủ ấm bằng cồn giúp tránh nhiễm bẩn
  • Trong nhiều phòng thí nghiệm, theo tiêu chuẩn thực hành y tế phải khử trùng bằng khí nóng hàng tháng
  • Trong một số ít trường hợp phải sử dụng kháng sinh để diệt khuẩn, trong các phương pháp, phương pháp này là phương pháp đắt đỏ– và đương nhiên các mẫu khác trong tủ phải bỏ toàn bộ và tất cả phải thực hiện từ đầu

Theo dõi liên tục quá trình công việc, phát hiện, xác minh và xử lí lây nhiễm là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt đối với các phòng thí nghiệm đang làm việc với các vi sinh có độ nhạy cao và không có kháng sinh. Tủ ấm luôn là thiết bị an toàn nhất trong suốt toàn bộ quy trình làm việc. Tủ ấm Binder với thiết kế giúp người sử dụng dễ lau chùi các khay và bên trong, ngoài ra còn có lớp cửa kính bên trong giúp dễ dàng quan sát và giảm thiểu việc nhiễm chéo giữa mội trường bên trong tủ với môi trường bên ngoài. Có 2 chốt cửa trên dưới giúp cửa đóng chặt hơn, tránh việc lây nhiễm hiệu quả. Tủ ấm Binder có rất nhiều model phù hợp với từng nhu cầu sử dụng.