Nồi hấp tiệt trùng là thiết bị được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực từ nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm vi sinh, dược phẩm, thực phẩm, nuôi cấy mô, nuôi trồng nấm dược liệu, khoa học sự sống và đặc biệt là lĩnh vực y tế,…

Phổ biến là vậy, nhưng vì đây là thiết bị khoa học kỹ thuật phục vụ cho chuyên ngành nên vẫn chưa có nhiều người biết đến nồi hấp tiệt trùng. Nồi hấp tiệt trùng là gì? Cấu tạo ra sao? Chức năng thế nào? Vận hành có phức tạp không?

Với bài viết dưới đây, Hóa Việt sẽ cung cấp một số thông tin để mọi người có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm này nhé.

Nồi hấp tiệt trùng là gì ?

Nồi hấp tiệt trùng có tên gọi tiếng anh là Autoclave Sterilizer, là sản phẩm có cơ chế hoạt động bằng áp suất cao, duy trì nhiệt độ tối thiểu theo chương trình được cài đặt trong khoảng thời gian xác định có tác dụng tiệt trùng các dụng cụ tránh vi khuẩn lây lan và phát sinh. 

Nồi hấp tiệt trùng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực: hóa – sinh – thực phẩm – môi trường – nông nghiệp và y dược,…

Các phương pháp tiệt trùng phổ biến hiện nay bao gồm: 

Tiệt trùng là quá trình tiêu diệt hoàn toàn hoặc loại bỏ tất cả các vi sinh vật sống trong một môi trường hoặc trên một vật thể nhất định. Tiệt trùng có thể thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau, tùy theo loại sản phẩm và nhu cầu riêng, có thể tiệt trùng bằng cách đốt, xử lý nhiệt không phá hủy, sử dụng khí, dùng bức xạ ion, hóa chất hay phương pháp lọc truyền thống. Trong đó, phương pháp tiệt trùng bằng áp suất cao với nhiệt độ là phương pháp tối ưu nhất, mang đến hiệu quả cao, được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu vi sinh vật.

Hình ảnh: Nồi hấp tiệt trùng hãng ALP (Nhật Bản)

Phương pháp tiệt trùng phổ biến nhất với nồi hấp tiệt trùng

Tùy theo cách thức thực hiện và mức nhiệt độ sử dụng, có thể dùng các cách sau: Tiệt trùng nhiệt, tiệt trùng hơi nước hay thanh trùng pasteur,…

 

1. Tiệt trùng nhiệt khô (phương pháp đốt) 

 

 

Hình ảnh: Dùng lò đốt ở nhiệt độ cao để diệt vi sinh vật

Đây là phương pháp được dùng sớm, trước khi phương pháp nhiệt ẩm (hơi nước) ra đời. Quá trình tiệt trùng bằng nhiệt khô sử dụng nhiệt độ cao để đốt cháy các vi sinh vật, cách này mất nhiều thời gian, sự phá hủy cấu trúc vi sinh vật diễn ra dần dần theo thời gian đốt, khi vi sinh vật tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài, số lượng vi sinh sẽ chết và giảm dần đi. Vì vậy, phương pháp này chỉ thích hợp để tiệt trùng các sản phẩm bền với nhiệt, không bị biến tính bởi nhiệt,…

2. Tiệt trùng bằng hơi nước (dùng nồi hấp tiệt trùng)

Đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Ứng dụng của phương pháp này là sử dụng nồi hấp tiệt trùng làm nóng hơi nước ở 121oC, sau đó bơm vào buồng nồi hấp, tạo ra áp suất và nhiệt độ cao để diệt vi sinh vật. Trong quá trình hoạt động, không khí trong lòng nồi hấp được loại bỏ hoàn toàn, nhiệt ẩm kết hợp áp suất cao sẽ phá hủy cấu trúc của vi sinh vật, làm biến tính các đại phân tử (chủ yếu là protein) làm cho vi sinh vật không thể nhân bản và bị tiêu diệt hoàn toàn.

3. Thanh trùng Pasteur

Máy thanh trùng Pasteur được sử dụng rất phổ biến hiện nay.

Thanh trùng Pasteur là phương pháp làm nóng thực phẩm đến một nhiệt độ nhất định trong một khoảng thời gian xác định trước rồi sau đó làm lạnh đột ngột. Phương pháp này làm chậm quá trình hư, hỏng của thức ăn gây ra do vi sinh vật gây ra.

Đây là phương pháp sử dụng nhiệt độ vừa đủ để làm bất hoạt các vi sinh vật gây bệnh trong chất lỏng như sữa, nước,…với nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tiệt trùng nhờ đó giúp giảm tối đa sự biến đổi mùi vị và biến tính thực phẩm.

Cách sử dụng nồi hấp tiệt trùng

Để dễ dàng sử dụng bất kì một sản phẩm nào, trước tiên bạn cần hiểu rõ về cấu trúc của sản phẩm đó. Vì vậy, chúng ta sẽ tìm hiểu cấu tạo của nồi hấp tiệt trùng trước nhé.

Cấu tạo của nồi hấp tiệt trùng bao gồm:

– Đai ốc đóng cửa.

– Công tắc nguồn.

– Tay cầm cửa.

– Bộ chỉnh giờ tiệt trùng.

– Núm điều chỉnh nhiệt độ.

– Nắp đậy.

– Bộ chỉnh giờ sấy.

– Đèn báo nguồn.

– Đồng hồ đo áp lực và nhiệt độ.

– Đèn báo gia nhiệt và tiệt trùng.

– Công tắc xả khẩn cấp.

– Công tắc bắt đầu hoạt động

– Đèn báo sấy

– Dung tích lòng nồi: 50 lít

– Đèn báo hoàn tất.

– Nhiệt độ nhiệt kế: 140 độ C.

– Thiết bị an toàn bao gồm: Van an toàn áp suất, công tắc bảo vệ quá nhiệt, công tắc bảo vệ quá áp, bẩy hơi đôi. Tăng hiệu quả tiệt trùng, công tắc xả khẩn cấp, chỉ báo thiếu nước.

Chuẩn bị và lắp đặt nồi hấp tiệt trùng

– Trước tiên, thiết bị nồi hấp tiệt trùng cần được đặttrên bề mặt phẳng, đảm bảo độ cân bằng và giữ khoảng cách hơn 5cm giữa tường và vỏ máy.

– Kế đó, tiến hành kiểm tra nguồn điện đảm bảo  từ 220V đến 240V.

– Cắm dây nguồn vào mạng điện.

– Từ từ đổ phần nước cất vào trong lòng nồi, rơi vào khoảng 3000cc thì ngưng.

– Gắn ống xả khí, một đầu vào hệ thống nước thải, đầu còn lại gắn vào đuôi chuột phi 10mm sau lưng máy. Nếu cẩn thận hơn có thể dùng ống nối từ van bảo vệ quá áp vào hệ thống nước thải.

– Sau cùng ấn nút nguồn, đèn báo nguồn sáng lên tức là máy đã sẵn sàng hoạt động.

Với những thông tin chi tiết về nồi hấp tiệt trùng trên, Hóa Việt hi vọng sẽ mang lại như thông tin hữu giúp quá trình sử dụng sản phẩm nồi hấp tiệt trùng sẽ dễ dàng hơn với tất cả mọi người. Nếu quý khách hàng cần chọn mua, tư vấn kỹ hơn về việc lắp đặt thiết bị nồi hấp tiệt trùng cho phòng y tế,.. hãy liên hệ ngay Hóa Việt. 

Với nhiều năm kinh nghiệm, Hóa Việt tự tin sẽ mang đến cho quý khách những lời khuyên chân thành nhất. Đặc biệt hơn, tại Hóa Việt đang có rất nhiều sản phẩm chất lượng, chính hãng đang chờ đón bạn. Hóa Việt cam kết hàng chính hãng 100%, nói không với hàng giả, hàng nhái. 

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH Hóa Việt

Địa chỉ: 229 – 231 Lê Cao Lãng, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP.HCM

Hotline: 028 39 789 666